Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

10 Sự Trùng Lặp Kỳ Diệu Giữa Tàu Bình Chuẩn Và Heritage Bình Chuẩn: “Vua Bể” Và “Người Được Chọn”

10 Sự Trùng Lặp Kỳ Diệu Giữa Tàu Bình Chuẩn Và Heritage Bình Chuẩn: “Vua Bể” Và “Người Được Chọn”

Có những sự trùng hợp kỳ lạ trong lịch sử không thể lý giải bằng logic thông thường. Giữa hai con người cách nhau đúng một thế kỷ – cụ Bạch Thái Bưởi (1875–1932), người được mệnh danh là “vua tàu thủy Việt Nam”, và doanh chủ Phạm Hà (sinh năm 1975), người sáng lập LuxGroup – hiện thân của một thế hệ doanh nhân Việt Nam mới với khát vọng đưa du thuyền Việt vươn ra biển lớn.

Theo bà Bạch Quế Hương – cháu đời thứ tư của cụ Bưởi, người hương khói phần mộ cụ tại Ninh Bình – Phạm Hà chính là “người được chọn”, hay như cách bà trìu mến gọi, là “Bạch Thái Hà” của thế kỷ XXI. Cùng chung chí hướng, cùng khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, họ là hiện thân của tinh thần dân tộc, sự dấn thân và đạo nghĩa trong kinh doanh.

Với sự đồng thuận từ dòng tộc họ Bạch, doanh nhân Phạm Hà đã cho dựng bức tượng đồng lớn nhất Việt Nam về cụ Bạch Thái Bưởi, đặt trên du thuyền Heritage Bình Chuẩn – như một biểu tượng sống động về lòng biết ơn, tôn vinh người được xem là “tổ nghề du lịch ngủ đêm trên tàu thủy” tại Việt Nam.

1. Luân hồi sau trăm năm

Cụ Bạch Thái Bưởi sinh năm 1875 (theo Bắc Đẩu Bội Tinh – hạng Hiệp sĩ do Pháp trao năm 1922). Đúng 100 năm sau, Phạm Hà ra đời vào năm 1975. Và cũng đúng tròn một thế kỷ sau ngày cụ Bưởi được vinh danh, ông nhận bằng Tiến sĩ danh dự từ một đại học Mỹ năm 2022. Một vòng tròn lịch sử trọn vẹn.

2. Nói tiếng Pháp, Pháp du tuổi 20 – cách nhau một thế kỷ

Cả hai đều chọn tiếng Pháp làm ngoại ngữ đầu tiên, có chuyến “Pháp du” đầu đời ở tuổi 20 (1895 – 1995). Đó không chỉ là cuộc hành trình vượt đại dương, mà là bước ngoặt tư duy – khơi nguồn cảm hứng về tự do, bác ái và khát vọng hội nhập toàn cầu.

3. Tàu Bình Chuẩn thế kỷ XX – Du thuyền Heritage Bình Chuẩn thế kỷ XXI

Nếu năm 1919, cụ Bưởi hạ thủy tàu Bình Chuẩn tại Hải Phòng để “chấn hưng thương trường – cổ động thực nghiệp”, thì tròn 100 năm sau, năm 2019, Phạm Hà cho ra mắt du thuyền Heritage Bình Chuẩn tại chính vùng nước lịch sử ấy, với sứ mệnh “hồi sinh di sản – làm du lịch hạnh phúc”.

4. Tuổi 45 – hạ thủy con tàu lớn nhất đời người

Năm 1919, ở tuổi 45, cụ Bưởi sở hữu tàu hơi nước đầu tiên. Năm 2019, cũng ở tuổi 45, Phạm Hà hạ thủy du thuyền Heritage Bình Chuẩn – con tàu ngủ đêm lớn nhất Việt Nam, đóng mới hoàn toàn tại trong nước. Một lần nữa, thời điểm trùng khớp đến kỳ diệu.

5. Số 7 huyền nhiệm và cái tên “Bình Chuẩn”

Tên tàu “Bình Chuẩn” là tuyên ngôn về lòng tự tôn dân tộc. Con tàu Heritage Bình Chuẩn có chiều dài 75m, chạy chuyến đầu ngày 7/9/2019 – mang dấu ấn con số 7 “kỳ diệu” gắn với cuộc đời cụ Bưởi và cả vận mệnh của hành trình mới.

6. Khát vọng biển lớn và 10 tôn chỉ thương trường

Cụ Bưởi là doanh chủ thời 1.0, Phạm Hà là doanh nhân thời 4.0 – nhưng cùng chung khát vọng: khẳng định vị thế người Việt trên biển cả. Cả hai cùng đề cao đạo đức kinh doanh và 10 tôn chỉ thương trường – nền tảng cho một thương hiệu trường tồn.

7. Khởi nghiệp với 3 tàu – mơ hạm đội 30 chiếc

Cụ Bưởi bắt đầu với 3 tàu, từng sở hữu hạm đội 30 chiếc khắp Bắc – Trung – Nam. Phạm Hà cũng khởi đầu với 3 du thuyền, nay đang kiến tạo hạm đội 30 tàu mang thương hiệu Việt, vận hành trên các dòng sông, vịnh và hồ đẹp nhất đất nước.

8. Đưa Việt Nam lên bản đồ du thuyền thế giới – gắn bó với truyền thông

Cụ Bưởi sáng lập báo Khai Hóa. Phạm Hà viết sách, làm phim, tổ chức triển lãm, kể chuyện di sản qua du thuyền, nghệ thuật và văn hóa. Họ không chỉ kinh doanh bằng lý trí, mà bằng cả trái tim – luôn đặt cảm xúc khách hàng làm trung tâm.

9. Từ gốc nghèo – thành công nhờ tử tế

Cả hai đều xuất thân nông thôn nghèo khó, không được đào tạo bài bản về hàng hải, nhưng đã vươn lên nhờ sự tử tế, lòng kiên trì và đạo nghĩa. Họ coi lãnh đạo là phụng sự, lấy chính trực làm nền, và trao quyền để cùng kiến tạo giá trị.

10. Không chỉ tạo thương hiệu – họ tạo nên trào lưu

Cụ Bưởi tạo nên phong trào “Người ta đi tàu ta” đầu thế kỷ XX. Phạm Hà dẫn dắt làn sóng “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” thế kỷ XXI. Họ không chỉ xây dựng thương hiệu, mà gây dựng cả một nền văn hóa du lịch Việt mang đậm bản sắc, nghệ thuật và cảm hứng dân tộc.

Lời kết

Những điểm trùng lặp giữa cụ Bạch Thái Bưởi và Phạm Hà không chỉ là sự ngẫu nhiên của thời gian, mà là minh chứng cho một dòng chảy di sản tiếp nối – nơi tinh thần doanh chủ Việt không ngừng được hồi sinh, tái tạo và truyền cảm hứng cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Tác giả: Quang Khải

Leave a comment