Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

“Điểm chạm” văn hoá

“Điểm chạm” văn hoá

Doanh nhân và hoạ sĩ có điểm chung là tạo ra cái mới chưa từng có trước đó. Tôi đã kinh doanh và sưu tập nhiều năm, cũng như là một người lãng đãng, có đam mê sưu tập tranh phản ánh bản sắc văn hóa và tinh thần Việt Nam.

Tôi sưu tập tranh như một sở thích cá nhân để cân bằng cuộc sống và công việc. Đôi khi, chúng ta cần phải sống chậm lại để cảm nhận cuộc sống tốt hơn, sáng tạo hơn và hạnh phúc trọn vẹn hơn.

Cơ duyên sưu tập tranh đã đến với tôi khi làm hướng dẫn viên, giúp các nhà sưu tập nước ngoài tìm kiếm tranh Đông Dương và Việt Nam trong những năm sau Đổi mới. Sau đó, tôi cũng mê tranh như họ vì phát hiện ra rằng đó là di sản và tôi muốn kể lại câu chuyện về di sản này để lưu giữ và chia sẻ với khách đến thăm, cũng như với thế hệ sau của Việt Nam.

Khi sưu tập tranh từ các hoạ sĩ, tôi ưa thích những tác phẩm mang ý nghĩa sâu sắc, có tư duy mạnh mẽ và rõ ràng, liên quan đến ký ức và trải nghiệm cá nhân. Tranh phải liên kết với từng giai đoạn của lịch sử đất nước, phản ánh sự phát triển của nghệ thuật, và thể hiện các vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội, môi trường sống, con người, cảnh quan thiên nhiên và chứa đựng một thông điệp sâu sắc.

Tôi rất thích tranh, và trong bộ sưu tập của tôi, hầu hết là tranh của Phạm Lực vì những tác phẩm của ông thực sự chạm đến cảm xúc và rung cảm trái tim tôi. Những câu chuyện văn hóa và lịch sử Việt Nam được ông kể qua màu sắc, đường nét và hình khối rất gây ấn tượng. Khi nhìn vào tranh, tôi cảm nhận được sự sâu sắc của văn hoá và chiều dài của lịch sử.

Vì sự cảm kích và yêu mến tranh của hoạ sĩ Phạm Lực, đầu năm 2020, tôi đã hoàn thành cuốn sách nghệ thuật song ngữ Anh – Việt giới thiệu 100 bức tranh của ông với tiêu đề “Picasso Việt Nam, một đời nghệ thuật”.

Tất cả đều bắt nguồn từ tình yêu với di sản Việt Nam, và tôi đã làm điều đó với đam mê lớn trong nhiều năm, mang lại hạnh phúc cho bản thân tôi khi tâm hồn và tinh thần đều thăng hoa.

Việc đưa bộ sưu tập tranh “đắt giá” lên du thuyền được coi là một hành động táo bạo. Có thể nói rằng, một trong những phát minh lớn, mạo hiểm nhất và tiên phong nhất tại Việt Nam, đó chính là Lux Cruises Group – chúng tôi lần đầu tiên đã đưa bộ sưu tập tranh triệu đô lên du thuyền.

Tranh không chỉ đẹp mà còn nhiều ý nghĩa. Tranh của Phạm Lực kể về chiến tranh và hoà bình, văn hoá truyền thống, di sản và sự phát triển của xã hội Việt Nam qua từng giai đoạn. Đó là sự khác biệt độc đáo mà chỉ những người yêu du lịch và nghệ thuật, khi đến với Lux Cruises, mới được trải nghiệm.

Hành động mạo hiểm đã được “thưởng ngọt” khi du thuyền Lux Cruises nhận giải thưởng “Best of The Best” từ khách du lịch (Travelers’ Choice Awards) trên Trip Advisor và được đề cử giải Oscar du thuyền thế giớiWorld Cruise Awards cho hãng du thuyền Boutique tuyệt vời nhất thế giới.

Đây là một sự công nhận lớn về việc Lux Cruises là một doanh nghiệp tiên phong trong việc cung cấp trải nghiệm du lịch và du lịch di sản. Chúng tôi kinh doanh du lịch du thuyền sang trọng, kết hợp mạo hiểm tại những vịnh đẹp nhất Việt Nam như vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà, Vịnh Nha Trang…

Không thể phủ nhận rằng những tác phẩm nghệ thuật của Phạm Lực trưng bày đã làm cho con thuyền Lux Cruises trở nên “độc nhất vô nhị”. Để bảo quản những tác phẩm có giá trị như vậy trên thuyền, chắc chắn là một thách thức không dễ dàng.

Nhiều người cho rằng nắng, nóng, gió, ánh sáng tự nhiên, độ ẩm, và muối biển có thể làm hỏng những bức tranh. Thực tế, độ ẩm trên du thuyền luôn được duy trì ở mức 50%, với nhiệt độ trung bình khoảng 72 độ F tức là 22 độ C, điều này là điều kiện lý tưởng để bảo quản tranh.

Tranh treo trên du thuyền phải được cố định chắc chắn để tránh rung lắc, nhưng cũng phải dễ dàng tháo ra khi có nguy cơ hoả hoạn và cần chăm sóc đặc biệt khi có vết bẩn. Chúng cần được bảo quản định kỳ bởi các chuyên gia và tranh quý đều phải được đóng bảo hiểm.

Với tình yêu với di sản Việt Nam và “chất nghệ thuật” sẵn có, Lux Cruises Group sẽ tiếp tục cùng con thuyền di sản văn hoá đi xa hơn trong hành trình phía trước. Sứ mệnh của chúng tôi là quảng bá văn hóa Việt Nam cho khách quốc tế và người Việt Nam.

Lux Cruises Group tự hào về văn hóa, di sản và lịch sử của Việt Nam, và chúng tôi coi việc phát huy giá trị và quảng bá văn hóa Việt Nam là sứ mệnh của người làm du lịch.

Tất cả các dự án của Lux Cruises Group (https://www.lux-cruises.com) đều chứa đựng những câu chuyện văn hóa và lịch sử của Việt Nam để giới thiệu cho du khách. Chúng tôi biến “sức mạnh mềm” của văn hóa thành nguồn lực cho phát triển kinh tế.

Qua đó, đặc biệt là với khách quốc tế, họ có thể cảm nhận và hiểu văn hóa Việt Nam, và người Việt Nam cũng sẽ hiểu sâu hơn và tự hào hơn về văn hóa dân tộc.

Những điểm chạm mà chúng tôi thiết kế cho du khách đều là những điểm chạm về văn hóa, kết hợp với dịch vụ sang trọng. Trên du thuyền, du khách được trải nghiệm văn hóa mỹ thuật, ẩm thực, kiến trúc, thời trang (du khách được mặc áo dài truyền thống),… Theo tôi, du lịch ở Việt Nam cần phát triển theo hướng này: tất cả đều là điểm đến, trải nghiệm và ký ức.

Việt Nam có tài nguyên di sản, văn hóa, con người và cảnh quan thiên nhiên phong phú. Để trở thành một cường quốc du lịch, chúng ta cần có chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tập trung vào tháo gỡ các rắc rối về chính sách, nhân sự, sản phẩm du lịch, định vị thương hiệu quốc gia, xúc tiến hiệu quả, quản lý điểm đến và số hóa ngành du lịch và du thuyền một cách toàn diện.

Tiến sĩ Phạm Hà là Chủ tịch kiêm CEO LuxGroup và là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông còn là một người say mê sưu tập tranh, đồ cổ, viết báo về thương hiệu, kinh tế, quản trị kinh doanh và sách về di sản văn hóa, lịch sử và mỹ thuật.

Leave a comment