Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

“Nền móng” để phát triển bền vững đó là văn hóa doanh nghiệp.

“Nền móng” để phát triển bền vững đó là văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa kinh doanh có thể không giúp tạo ra lợi nhuận ngay tức thì, nhưng đây sẽ là “nền móng” giúp doanh nghiệp ngày càng tăng sức chịu đựng, phát triển bền vững và vượt qua mọi thử thách bão tố để về bến an toàn thắng lợi vẻ vang và tự hào.

Văn hoá doanh nghiệp là nền móng để phát triển bền vững.

Đó là khẳng định của ông Phạm Hà, Chủ tịch sáng lập CEO LuxGroup, tại một Diễn đàn doanh nhân mùa thu với chủ đề “Phát triển bền vững: góc nhìn từ văn hóa doanh nghiệp và quản trị công ty” diễn ra gần đây.

XU THẾ TẤT YẾU CỦA NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU

Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đang là xu thế tất yếu của nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy đó. Năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết đưa mức phát thải nhà kính tại Việt Nam về 0 (net-zero). Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050” nhằm thúc đẩy và đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững một cách toàn diện.

Song song với đó, để hiện thực hóa 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, ngày 14/7/2023, Chính phủ đã phê duyệt “Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030”. Trong đó, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và cộng đồng doanh nhân được nhấn mạnh như là một yếu tố thúc đẩy thành công các mục tiêu này.

Ông Phạm Hà nhấn mạnh, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là từ khóa quan trọng của năm 2024 và những năm tiếp theo. “Phát triển bền vững không còn là chủ đề mới. Phát triển bền vững đã được coi là một cơ hội để phát triển cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, không chỉ là các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) các tập đoàn kinh tế lớn mà ngay cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phát triển bền vững gắn với ESG (môi trường – Environment, xã hội – Social, Governance – quản trị) được coi là một lựa chọn và là một cơ hội”, ông Phạm Hà khẳng định. Sâu sắc hơn, phát triển bền vững cần nhìn từ văn hóa doanh nghiệp và quản trị công ty.

Theo chủ tịch sáng lập, tổng giám đốc của LuxGroup, văn hóa doanh nghiệp bao gồm văn hóa kinh doanh hay con đường đạo kinh doanh và văn hóa của nhà lãnh đạo, nó được coi là yếu tố then chốt tạo nên triết lý kinh doanh, niềm tin của khách hàng bên trong doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp vào giá trị cốt lõi để doanh nghiệp xây dựng, giữ gìn, phát triển thương hiệu bền vững.

Chúng ta có thể thấy, không một thương hiệu mạnh nào không được xây dựng trên một nền móng văn hóa doanh nghiệp vững chắc. Trong xu thế phát triển bền vững, văn hóa doanh nghiệp được coi là một yếu tố “lõi”, “thỏi nam châm” của năng lực cạnh tranh, là nền tảng phát triển của doanh nghiệp. Khi nền tảng văn hóa vững thì doanh nghiệp mới phát triển bền vững.

TẠO DỰNG CHỮ TÍN VÀ TỬ TẾ

Văn hóa được tạo nên thông qua hình ảnh và thể hiện qua hình ảnh, thương hiệu đặc sắc của doanh nghiệp. Ông Phạm Hà nhìn nhận, không bao giờ có hai công ty có cùng một bản sắc và giá trị văn hóa. Đối thủ cạnh tranh có thể sao chép nhiều thứ, từ chiến lược, sản phẩm, quy trình cho đến bí quyết công nghệ, nhưng không thể sao chép được những giá trị văn hóa, tinh thần của mỗi doanh nghiệp.

Giá trị về văn hóa tinh thần đó là yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp và là nền tảng của văn hóa kinh doanh. Hơn nữa, công nghệ ngày nay có thể thay thế được nhiều thứ, song không thể thay thế được niềm tin, đạo đức và sự kết nối tinh thần giữa mọi người.

Văn hóa doanh nghiệp có sức mạnh to lớn, truyền cảm hứng và tác động trực tiếp đến thái độ, động cơ và ý chí của đội ngũ lãnh đạo, nhân viên của doanh nghiệp. Văn hóa kinh doanh là ý chí của nhà lãnh đạo – “ông chủ”, “thủ lĩnh” được thể hiện bằng cam kết và hành động trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp.

Đặc biệt, ông Phạm Hà nhấn mạnh, văn hóa doanh nghiệp chính là nền tảng của phát triển bền vững. CEO LuxGroup chia sẻ, xuất phát điểm của các doanh nhân khi vận hành một doanh nghiệp hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh có thể là từ nhiều động cơ khác nhau, nhưng vẫn luôn có một động cơ chung đó là lợi nhuận. LuxGroup tập đoàn đầu tiên tiên bố quyền khách hàng 100% thoản mãn, không ngừng phấn đấu để thương hiệu thương mến và cảm xúc.

Doanh nghiệp làm kinh tế đều mong tạo ra lợi nhuận, đây là mong muốn chính đáng và cơ bản của mỗi doanh nhân, mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng làm giàu nhưng không được chà đạp lên mọi giá trị, vì hoạt động kinh doanh còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật và văn hóa. Lãnh đạo doanh nghiệm thành tín, đạo nghĩa, trách nhiệm, làm chủ như làm chủ khát vọng nâng tầm, làm chủ con đường kinh doanh tử tế, làm chủ nhân tâm, làm chủ nhân lực, làm chủ sự thay đổi.

Bên cạnh lợi nhuận, nhiều nhà kinh doanh ngày nay còn hướng đến các giá trị khác như khát vọng cống hiến đóng góp cho xã hội, tạo danh tiếng cho bản thân, được cộng đồng và xã hội tôn trọng và vinh danh, xa hơn là mang niềm tự hào dân tộc ra quốc tế… Vì vậy, văn hóa kinh doanh hay kinh doanh có văn hóa là làm cho lợi ích gắn chặt với cái đúng và cái đẹp mang lại hạnh phúc như LuxGroup với 5 chữ P: Passion (đam mê), Purpose (mục tiêu), People (con người), Planet (bền vững) và Profit (lợi nhuận).

Văn hóa kinh doanh hay kinh doanh có văn hóa đòi hỏi chủ thể không chỉ cố gắng bằng mọi cách để đạt được mục tiêu cá nhân, mà còn cần mang tới lợi ích, cái tốt, cái thiện, cái đẹp cho các bên liên quan như khách hàng, đối tác, cộng đồng, xã hội… lấy khách hàng làm tâm.

“Văn hóa kinh doanh có thể sẽ không giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận ngay tức thì, nhưng đây sẽ là nền tảng giúp ngày càng tăng ngưỡng chịu đựng, kiên định, kiên tâm, kiên cường, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, vượt qua mọi thử thách”, CEO LuxGroup nhận định.

Điều này dễ nhận thấy trong những thời kỳ khủng hoảng, với các rủi ro phi truyền thống như đại dịch Covid-19, thiên tai và biến đổi khí hậu. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh, người chủ doanh nghiệp tạo ra “ngân hàng” của sự tin cậy, tâm an, cũng như lòng yêu thương đối với công việc, khách hàng, thương hiệu, đất nước, và tôn trọng các giá trị nhân văn, đạo đức.

Ông Phạm Hà cũng đã chỉ ra rằng, hiện nay, việc báo cáo về phát triển bền vững ESG đang được sử dụng để đánh giá tính bền vững của một doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp được coi là yếu tố chính, đóng vai trò quan trọng là nền tảng và sức mạnh thúc đẩy cho môi trường, xã hội, và quản trị bền vững.

BẮT ĐẦU BẰNG QUẢN TRỊ BỀN VỮNG, MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI.

Nhìn nhận về phát triển bền vững là xu hướng chung của các doanh nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và xây dựng nền kinh tế xanh.

Kinh doanh bền vững đánh dấu sức mạnh của các doanh nghiệp trong việc tạo ra tác động tích cực đối với môi trường, xã hội và kinh tế thông qua chiến lược phát triển, liên quan đến lĩnh vực ngành nghề, vùng địa lý, và phạm vi thị trường của mình.

ESG, như một xu hướng tất yếu, cung cấp một khung đánh giá về môi trường, xã hội và quản trị trong hoạt động kinh doanh, giúp các bên liên quan hiểu rõ cách mà doanh nghiệp quản lý rủi ro và cơ hội liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị.

Leave a comment