Để công nghiệp văn hoá thành nghành kinh tế có thị trường, có nhà sản xuất, có người mua và người bán
Cách đây hơn ba thập kỷ, Việt Nam đã mở cửa cho sự đổi mới kinh tế và văn hóa thông qua việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Những năm 1990 đánh dấu sự bùng nổ của nền kinh tế thị trường, với trải thảm đỏ mời gọi FDI để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giờ là lúc coi văn hoá là nguồn lực phát triển kinh tế và kêu gọi đầu tư như FDI, đóng góp GDP nền kinh tế còn nhiều hơn nhà máy xí nghiệp.
Khái niệm “The Taylor Swift Economy” do tạp chí Tatler đưa ra thể hiện sự kết nối mạnh mẽ giữa người nghệ sĩ và tình hình kinh tế. Taylor Swift, một trong những ca sĩ hàng đầu thế giới, không chỉ tạo ra doanh thu vô cùng ấn tượng từ các chuyến du diễn, mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế cho các quốc gia mà cô biểu diễn.
Chuyến du diễn “Eras” của Taylor Swift đã thu về doanh thu 1 tỷ đô la và góp phần đưa đến khoản lợi nhuận khoảng 5 tỷ đô la cho các quốc gia điểm đến của tour. Sự tham gia của khán giả mang lại lợi ích kinh tế khổng lồ với mỗi người chi ra trung bình 1800 đô la, bao gồm tiền vé, đi lại và lưu trú.
Nhìn vào thành công của Taylor Swift và các tác động kinh tế từ công nghiệp văn hoá, ta thấy tiềm năng của ngành này không chỉ là việc tạo ra giá trị giải trí mà còn là một nguồn lực kinh tế quan trọng. Sự phát triển của công nghiệp văn hoá và sáng tạo có thể đem lại những sản phẩm kinh tế đầy giá trị.
Một ví dụ khác nhóm nhạc Kpop, Blackpink: Trong khoảng thời gian từ 2014 đến 2023, dự kiến BTS đã đóng góp 29,1 nghìn tỷ đô la vào nền kinh tế Hàn Quốc. Không chỉ là việc nhóm nhạc đã kiếm tiền từ phía thương mại. Blackpink – nhóm nhạc nữ Hàn Quốc đã có buổi biểu diễn tại Hà Nội – thu về gần 164 triệu USD tiền vé chỉ trong 40 đêm lưu diễn.
Số liệu từ Touring Data – một nền tảng theo dõi doanh thu phòng vé độc lập – cho thấy 40 đêm thuộc chuyến lưu diễn quanh thế giới Born Pink World Tour của Blackpink đạt doanh thu khoảng 163,8 triệu USD, với hơn 900.000 vé tiêu thụ. Trung bình mỗi đêm diễn, nhóm nhạc này thu về hơn 4 triệu USD với khoảng 22.600 khán giả. Các con số kể trên chưa gồm 24 đêm diễn vẫn chưa được thống kê.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn còn một sự nhầm lẫn trong việc hiểu rõ về vai trò của thị trường văn hoá và cách phát triển ngành công nghiệp văn hoá. Việc đặt đúng vị thế cho công nghiệp sáng tạo và công nghiệp văn hoá là điều cần thiết. Không chỉ tập trung vào sự sáng tạo, mà còn cần xem xét vai trò của thị trường, các doanh nhân văn hoá và phương thức kinh doanh trong việc thúc đẩy ngành này phát triển.
Tương tự như việc mời gọi FDI trong thập kỷ 1990, việc thu hút đầu tư vào công nghiệp văn hoá cũng cần sự quan tâm và chính sách hỗ trợ. Sự đầu tư của các nhà doanh nghiệp trong lĩnh vực này có thể mang lại những giá trị kinh tế to lớn, đồng thời tạo điều kiện cho ngành công nghiệp văn hoá phát triển bền vững trong tương lai.
Tóm lại, công nghiệp văn hoá và sáng tạo đang trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế thế giới. Nhưng để tận dụng hết tiềm năng của ngành này, cần phải hiểu rõ vai trò của thị trường, nhà kinh doanh và các yếu tố kinh tế khác. Việc phát triển ngành công nghiệp văn hoá cũng cần sự quan tâm và hỗ trợ từ các chính phủ và các doanh nghiệp, giống như việc mời gọi FDI đã từng thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Ông Phạm Hà hiện là Chủ tịch sáng lập kiêm CEO LuxGroup (https://www.luxgroup.vn), một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông còn là một người say mê sưu tập tranh, đồ cổ, viết báo về thương hiệu, kinh tế, quản trị kinh doanh và sách về di sản văn hóa, lịch sử và mỹ thuật.